Vẻ đẹp của đá cẩm thạch trong thiết kế nội thất và ngoại thất
Bức tượng điêu khắc Michelangelo; các ngôi đền thờ những vị thần Hy Lạp cổ đại hay những tòa lâu đài châu Âu cổ kính từ thời Trung đại – tất cả đều là những minh chứng lịch sử cho vẻ đẹp của đá cẩm thạch sử dụng trong kiến trúc và nghệ thuật. Trước khi trở thành những phiến đá với hoa văn tuyệt đẹp, đá cẩm thạch bắt nguồn từ những phiến đá vôi sau khi trải qua quá trình biến đổi kéo dài hàng nghìn năm dưới áp suất và nhiệt độ lớn tại những vùng núi lửa hoạt động thường xuyên. Do đó, bản thân nguồn gốc hình thành của những phiến đá này đã là một tuyệt tác được tạo hóa ban tặng.
Quá trình khai thác diễn ra tại những dãy núi đá vôi lớn và được thực hiện bởi đội ngũ nhân công chuyên nghiệp với những thiết bị hiện đại và tân tiến nhất. Những khối đá ban đầu được khai thác có kích thước rất lớn với chiều dài 12m, chiều rộng 6m và dày 1.8m, những phiến đá này sau đó sẽ được cắt ra thành những tấm nhỏ hơn với kích thước 3m x 1.8m x 1.8m, cuối cùng sẽ được gửi đến những xưởng sản xuất để cán mỏng tùy theo mục đích sử dụng (lát sàn, ốp tường, ốp bàn…). Mặc dù việc khai thác đá cẩm thạch có gây ảnh hưởng đến môi trường và thiên nhiên nói chung, song gần như mọi thành phần đá được khai thác đều được sử dụng một cách triệt để. Những phần đá lớn hơn sẽ được sử dụng cho các dự án kiến trúc hoặc xây dựng lớn và tốn kém hơn, để lại những mẩu đá thừa có thể được sử dụng cho việc lát sàn hay chế tạo lại thành đá hoa cương (granite) hay đá marmorite. Thậm chí, bột đá cẩm thạch còn được sử dụng để gia cố công trình xây dựng hoặc thực hiện chức năng gắn kết hay lấp đầy khoảng trống giữa những khối đá lớn.
Với hoa văn đa dạng cùng với những màu sắc tự nhiên bắt mắt, bao gồm trắng, xám, hồng, xanh lá hay đen, đá cẩm thạch vẫn luôn được sủng ái đến tận ngày nay trong những công trình kiến trúc, được sử dụng làm ốp tường nội thất hoặc ngoại thất, lát sàn nhà hay làm mặt bàn họp, bàn bếp. Vẻ đẹp tự nhiên từ hoa văn của đá cẩm thạch còn là cảm hứng cho những chất liệu khác mô phỏng và tái hiện lại như gốm sứ, hay đá mài
Đá cẩm thạch có bốn hình thái chính thường được sử dụng như sau:
Đá thô: Những khối đá vừa được khai thác khỏi núi.
Đánh bóng: Đây là dạng đá cẩm thạch thường được sử dụng nhất. Bằng cách đánh bóng bề mặt, cấu tạo ban đầu của phiến đá sẽ được thay thế bằng vẻ bóng láng sang trọng.
Mài nhẵn: Đá cẩm thạch ở dạng này vẫn sẽ duy trì được màu sắc ban đầu, tuy nhiên bề mặt sẽ được mài nhẵn và sẽ có màu mờ đục.
Mài thô: Đá cẩm thạch được mài với bột kim cương, tạo nên bề mặt thô ráp.
Một lưu ý khác cho người dùng đó là nên sử dụng nhựa cây quét lên bề mặt đá để có thể che phủ đi những điểm rỗ tự nhiên trên mặt đá.
Đá cẩm thạch cũng thường bị nhầm lẫn với đá granite – một loại đá có gốc mắc-ma, là kết quả trong quá trình hóa cứng của dung nham. Khác với những đường vân của đá cẩm thạch, bề mặt của đá granite sần hơn và có điểm nhấn là những hạt sạn li ti. Đồng thời, đá cẩm thạch cũng là một loại hợp chất xốp hơn, do đó sẽ dễ dàng hấp thụ độ ẩm.
Chính bởi vẻ đẹp nguyên sơ, đá cẩm thạch được săn đón chủ yếu bởi hình khối, đường nét và màu sắc tự nhiên của chúng, giá cả từng phiến đá cũng vì thế mà giao động tùy theo mức độ hiếm về hình dáng và màu sắc.
Dưới đây là một số ứng dụng trong kiến trúc hiện đại của đá cẩm thạch:
Ngoại thất:
Nội thất:
Sàn nhà:
Phòng bếp:
Phòng tắm:
Tin cũ hơn

Cho thuê nhà quận 7
Cho thuê nhà quân 1
Nhà đất quận Tân Bình
Nhà đất quận 5
Nhà đất quận Hai Bà Trưng
Nhà đất bán quận Ba Đình
Nhà đất quận Hoàn Kiếm
Nhà đất quận 10
Nhà đất quận 3
Nhà đất quận 1
Cho thuê nhà tại Tp HCM
Nhà đất tỉnh Đồng Nai
Nhà đất TP Vũng Tàu
Nhà đất TP Đà Nẵng
Bán Vinhomes Golden River
Nhà đất Bình Dương
Nhà đất Tp Hà Nội
Nhà đất Tp Hồ Chí Minh

Cần bán gấp biệt thự gỗ quý đường Thân Nhân Trung, Phường 13, Tân Bình




Biệt thự Mặt tiền Ngô Quang Huy, Thảo Điện, Q.2, DT: 9x22m, 3 lầu, Giá 27 tỷ



